Việc kỳ thi THPT Quốc gia bị hủy bỏ đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Kể cả từ phía học sinh lẫn các trường đại học. Đại học mất đi một phương thức để tuyển sinh. Nhất là khối những trường đại học đầu ngành TOP trên.
- Mong muốn không hủy bỏ kỳ thi THPT Quốc Gia
Khi Bộ Giáo Dục có thông tin công bố về việc sẽ hủy bỏ kỳ thi THPT Quốc Gia, rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh dấy lên. Liệu rằng việc hủy bỏ này có tối ưu hay khiến kỳ thi và việc tuyển sinh trở nên khó khăn? Theo chia sẻ từ ông Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng Đại học Giao thông Vận tải (Hà Nội), ông rất mong muốn không hủy bỏ kỳ thi này.
Thí sinh tại TP HCM dự thi THPT quốc gia năm 2019
Như phương án tuyển sinh năm 2020 công bố hồi đầu tháng 1, trong 5.700 chỉ tiêu có tới 5.270 xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. “Tôi hy vọng Bộ vẫn tổ chức kỳ thi này. Dù nhiều hay ít, giảm tải môn thi hay chỉ tổ chức cho các em có nguyện vọng xét tuyển đại học thì kỳ thi cũng đánh giá mặt bằng chung, làm căn cứ xét tuyển”, ông Chương nói.
Thể theo hình thức tuyển sinh những năm trước, kỳ thi THPT Quốc gia là một căn cứ, cơ sở để xét tuyển sinh viên. Tuy nhiên hủy bỏ lại khiến các trường đại học rơi vào tình trạng mất phương hướng.
- Xét tuyển không phải hình thức tối ưu nhất
Theo như Bộ Giáo Dục và đào tạo, việc hủy bỏ kỳ thi THPT Quốc Gia để các trường chủ động trong việc tuyển sinh sẽ đáp ứng nhu cầu về sinh viên tốt hơn. Tuy nhiên ở phía những người trực tiếp tuyển sinh lại có ý kiến khác. Hủy bỏ kỳ thi sẽ có những hình thức xét tuyển khác nhau. Điển hình là xét tuyển theo học bạ.
Công bố phương án tuyển sinh hồi cuối năm 2019, Đại học Quốc gia Hà Nội đang xây dựng thêm phương án mới trước đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho rằng kịch bản tốt nhất là dịch bệnh được dập tắt, kỳ thi THPT quốc gia vẫn diễn ra.
Hủy bỏ kỳ thi THPT Quốc Gia liệu có phải là thượng sách?
Việc xét học bạ, theo ông Đức, không đánh giá được chính xác năng lực của từng thí sinh bởi học bạ nhiều khá, giỏi, có hiện tượng “biếu điểm”. Thực tế cho thấy nhiều học sinh trúng tuyển bằng học bạ khi vào học lại không theo được, nhất là các ngành có điểm chuẩn cao như Kinh tế, Luật, Y Dược.
Việc hủy bỏ kỳ thi THPT Quốc Gia thật sự không phải là lựa chọn hàng đầu. Vì thế nhiều hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và những người trong ngành vẫn mong không hủy bỏ kỳ thi quan trọng này.