TIN GIÁO DỤC, TIN NỔI BẬT

Bỏ kỳ thi THPT quốc gia: Tuyển sinh đại học có ảnh hưởng không?

Hầu hết các trường đại học nước ta đều cho biết năm nay sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, sẽ xem xét đến các hình thức tuyển sinh khác. 

Chỉ riêng với ngành Sư Phạm, ngành Y thì Bộ Giáo Dục và Đào Tạo sẽ đưa ra những quy định cụ thể để không ảnh hưởng đến quy chế tuyển sinh đầu vào

Đưa ra nhiều phương thức tuyển sinh vào đại học

Hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM- PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ: “Tôi thấy việc này không ảnh hưởng quá nhiều đến việc tuyển sinh đại học, vì thực tế có nhiều trường đã áp dụng hình thức xét bằng học bạ. Trường chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này, có thể chuyển sang việc xét học bạ vè tuyển thẳng học sinh các trường chuyên”.

TS Trần Đình Lý cũng nhận định việc bỏ thi THPT quốc gia 2020 tại thời điểm này là điều hoàn toàn hợp lý, ông đã nêu ý kiến của mình: “Có rất nhiều trường ưu tiên việc xét tuyển học sinh các trường chuyên theo TOP 100 trường THPT tốt nhất trên cả nước. Giả sử không có kỳ thi THPT quốc gia thì các trường vẫn có thể áp dụng theo cách này. Những trường nằm TOP giữa hay TOP dưới sẽ có phân khúc xét tuyển phù hợp”.

TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng ĐH Quốc gia TP.HCM cũng chia sẻ: “Từ năm 2019 thi các trường ĐH quốc gia TP.HCM đã thực hiện nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Nếu năm này không tổ chức thi THPT quốc gia thì các trường chỉ cần điều chỉnh các chỉ tiêu sao cho hợp lý là được”. 

thi-thpt-quoc-gia-1

Rất nhiều trường ĐH đã tiến hành phương án tuyển sinh mới cho năm nay

Xét học bạ và thi năng lực

Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi cho biết: “Nếu không thi THPT quốc gia thì nhà trường sẽ tiến hành các hình thức tuyển sinh khác. Nhà trường sẽ xinh động xây dựng nhiều phương án tuyển sinh phù hợp thay vì thực hiện xét điểm thi THPT quốc gia như trước đây. 

Ví dụ: Nhà trường sẽ kiểm tra năng lực tiếng Anh kết hợp với xét học bạ của thí sinh, hoặc đưa ra một vài tiêu chí để sơ tuyển. Sau đó nhà trường sẽ tổ chức một kỳ thi riêng cho những thí sinh đáp ứng đủ điều kiện ban đầu”. 

TS Nguyễn Thị Minh Hồng hiện là hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết: Đề án tuyển sinh dự kiến trong năm nay của trường sẽ gồm nhiều hình thức thi tuyển, có thể sử dụng kết quả thi quốc gia. 

“Không tổ chức thi THPT quốc gia sẽ có nhiều ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, các trường nên chủ động trong tuyển sinh, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung thêm các phương án phù hợp với tình hình hiện nay để đảm bảo quá trình tuyển sinh diễn ra đúng quy chuẩn và công bằng” – bà Hồng khẳng định.

Xếp hạng học sinh để xét tuyển

Về phía trường ĐH FPT, thì ông TS Lê Trường Tùng cho biết, từ ngày ¼ trường đã tạo một trang School Rank – Đây là công cụ tra cứu xếp hạng để đánh giá năng lực học sinh THPT tại Việt Nam.

Học sinh phải nhập điểm tổng kết 9 môn học cơ bản bao gồm lớp 11 và lớp 12 (học kỳ 1) vào công cụ School Rank sẽ biết được mình đang ở thứ hạng bao nhiêu. Sau khi tra cứu, những học sinh nào lọt TOP 50 sẽ nhận giấy chứng nhận qua email. 

Ông Hùng khẳng định: “Năm 2020, học sinh nào muốn đăng ký vào ĐH FPT phải có giấy chứng nhận từ công cụ này. Chỉ những thí sinh lọt TOP 50 mới đáp ứng đủ điều kiện xét tuyển vào trường. Nếu năm này không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thì các thí sinh phải nhập điểm từ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, nhà trường cũng có một bảng xếp hạng để dùng”

thi-thpt-quoc-gia-2.

Đa số ý kiến đề nghị không tổ chức thi THPT quốc gia

Hơn 6.500 ý kiến ủng hộ bỏ thi THPT quốc gia!

Chúng tôi đã tổ chức thăm dò ý kiến của các bạn đọc trước việc bỏ kỳ thi THPT quốc gia giữa tâm điểm mùa dịch này với các tiêu chí: “ủng hộ”, “không ủng hộ” và “ý kiến khác”. 

  • Kết quả cho thấy đến 11h ngày 10/4 có đến: 6.538 ủng hộ – 1.549 không ủng hộ và 204 ý kiến khác.

(Nguồn: Tuổi trẻ)