HƯỚNG NGHIỆP

Kỹ sư cơ khí học những gì? Ra trường sẽ làm những ngành nghề nào?

Học kỹ sư cơ khí là học những gì? Sau khi tốt nghiệp ngành này sẽ làm những công việc gì? Đây chính là những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi có ý định chọn học kỹ sư ngành cơ khí. Và chúng tôi xin được tư vấn một cách kỹ càng giúp bạn sớm có được chọn lựa phù hợp về nghề nghiệp của mình qua bài viết ngay sau đây.

Kỹ sư cơ khí học những gì?

Nói về ngành kỹ sư cơ khí học những gì thì đây chính là ngành nghề mà các bạn sẽ hoạt động ở lĩnh vực kỹ thuật cơ khí. Những chuyên ngành đào tạo của ngành này rất đa dạng như: Sức bền vật liệu, động học, tĩnh học, động lực dòng chảy, khí nén, thủy lực, ứng dụng nhiệt động lực học… Tùy từng chuyên ngành chọn lựa mà các bạn sẽ được học tập với những môn và kỹ năng khác nhau.

Nhưng chung quy thì kỹ sư cơ khí bắt buộc cần phải có kỹ năng chuyên môn cũng như năng lực vận dụng đảm bảo áp dụng từ lý thuyết đến thực hành sành sỏi. Những kỹ sư cơ khí sẽ thiết kế và lên bảng vẽ lắp đặt hay thực hiện gia công máy móc, thiết bị ở các công trình, nhà máy. Hoặc chuyên tư vấn để lên ý tưởng thiết kế đúng theo quy trình, sửa chữa giúp máy móc vận hành đúng đắn…ky-su-co-khi-1

Có nhiều chuyên ngành khi học kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí ra trường sẽ làm những ngành nghề nào      

Có đa dạng các ngành nghề mà sau khi theo học kỹ sư cơ khí bạn có thể chọn lựa như:

1. Làm thiết kế thi công và lắp đặt sản phẩm cơ khí

Sau khi học ngành này thì bạn có thể làm thiết kế thi công, lắp đặt sản phẩm cơ khí. Cụ thể đó là trực tiếp tham gia thiết kế, phân tích những bản vẽ về các sản phẩm cơ khí, các loại máy móc và thiết bị để phục vụ công nghiệp sản xuất. Mặc khác còn thực hiện gia công và giám sát quá trình gia công nhằm hoàn tất những sản phẩm được thiết kế. Nhanh chóng xử lý tất cả các sai sót liên quan đến thiết kế.

2. Làm công việc lắp đặt vận hành các máy móc thiết bị

Tiếp theo với kỹ sư cơ khí thì đây cũng chính là người thực hiện những công việc lắp đặt máy móc và dây chuyền sản xuất cho những nhà máy, công trình. Hơn nữa còn theo dõi và quản lý quá trình vận hành của những dây chuyền sản xuất tại nhà máy hoặc tại các công trình.

 ky-su-co-khi-2

Có thể làm việc tại các nhà máy

3. Làm sửa chữa và bảo trì máy cơ khí

Tiếp theo kỹ sư cơ khí còn là người tiến hành sửa chữa toàn bộ hệ thống điện và điện cơ của máy cơ khí nếu như có bất cứ những hư hỏng này xảy ra. Ngoài ra cũng cần đảm nhiệm việc lên kế hoạch bảo trì, triển khai công tác bảo trì với máy móc, thiết bị của công trình, nhà máy.

4. Làm công việc đề xuất giải pháp cải tiến máy móc và thiết bị

Tốt nghiệp ngành này thì bạn có thể làm công việc chủ động nghiên cứu, đưa ra các phương án nhằm cải tiến hoạt động cho máy móc thiết bị. Mục đích chính đó là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra cần thực hiện kế hoạch triển khai cụ thể về nhân vật lực cũng như tài chính nếu ý kiến đã được thông qua.

5. Làm những công việc khác tại nhà máy, xưởng sản xuất

Bên cạnh đó thì người kỹ sư cơ khí có thể sẽ làm những việc như:

– Chủ động đề xuất và đưa ra các sáng kiến, các ý tưởng liên quan đến công nghệ, đến thiết bị thuộc về cơ khí.

– Là người trực tiếp phụ trách việc đào tạo để nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân công.

– Thực hiện làm những báo cáo công việc theo định kỳ hoặc có thể đột xuất tùy theo yêu cầu từ lãnh đạo cấp trên.

– Ngoài ra thực hiện toàn bộ những công việc liên quan khác nếu được phân công, giao phó.

6. Một số những công việc khác tại nhiều đơn vị liên quan 

Ngoài những ngành nghề có liên quan trực tiếp tại các công trình, xưởng thì kỹ sư cơ khí cũng có thể chọn cho mình một số con đường khác như là:ky-su-co-khi-3

Có thể làm việc trên máy tính nghiên cứu

  1. Làm cán bộ nghiên cứu khoa học và thực hiện giảng dạy, truyền đạt tri thức của mình đối với các bạn sinh viên theo học ngành cơ khí. Mặc khác nghiên cứu, chuyển giao kết quả thành công đến những cơ sở sản xuất ứng dụng.
  2. Làm cán bộ tư vấn hoặc là chuyển giao công nghệ đến các nhà máy, công ty, xí nghiệp… Mục tiêu mang đến những dây chuyền hoạt động hiệu quả và chất lượng nhất.
  3. Làm kỹ sư thiết kế ở văn phòng với mục đích sáng tạo, thiết kế nên nhiều những dây chuyền công nghệ với sự cải tiến cao hơn, sâu hơn.
  4. Ngoài ra hiện nay với cơ hội đi xuất khẩu lao động ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Thì còn mở ra một cánh cổng khác cho các kỹ sư với mức lương cao cùng nhiều chế độ hấp dẫn. Tùy vào nhu cầu, sở thích mà các kỹ sư ngành cơ khí sẽ chọn lựa cho phù hợp.

Một vài thông tin chia sẻ hy vọng rằng đã phần nào giải đáp được cùng bạn những thông tin quan trọng liên quan đến ngành kỹ sư cơ khí. Chúc bạn tìm được con đường đúng đắn để giúp bản thân ngày càng phát triển và thành công hơn.